Cách Làm Bánh Mì Gối Đơn Giản Tại Nhà

Bánh mì gối nhìn cứ tưởng khó nhưng thực tế cách làm lại vô cùng đơn giản. Chỉ với vài nguyên liệu cơ bản là có ngay những lát bánh mì dai mềm, trắng mịn thơm ngon để ăn sáng. Vào bếp ngay cùng MónNgon!Today nhé!

1. Nguyên liệu làm Bánh mì gối

  • Bột bánh mì 290 gr (bột số 13)
  • Men instant 5 gr
  • Bơ 45 gr
  • Sữa tươi 90 gr
  • Nước 85 gr
  • Đường 30 gr
  • Muối 5 gr
  • Lò nướng, tô, khuôn 18×13.5×12.5cm

 

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị làm món bánh mì gối

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị làm món bánh mì gối

2. Cách chế biến Bánh mì gối

Bước 1: Kích men nở

Cho vào chén 85gr nước, 90gr sữa tươi, 5gr men instant. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.

Sau đó, cho thêm 30gr đường, 5gr muối rồi khuấy cho đường tan.

Mách nhỏ:
  • Sữa nên để ở nhiệt độ phòng trước khi cho men vào.
  • Sau 5 – 10 phút từ thời điểm kích hoạt men, nếu men nở thành mảng như gạch cua thì chứng tỏ men còn hoạt động tốt.

 

Cho hỗn hợp nguyên liệu vào tô, trộn đều sao cho hỗn hợp hòa quyện

Cho hỗn hợp nguyên liệu vào tô, trộn đều sao cho hỗn hợp hòa quyện

Bước 2: Trộn bột bánh

Cho vào tô men 290gr bột bánh mì, trộn đều cho bột kết dính, sau đó bọc kín bột và để nghỉ 15 phút.

Cho vào tô men bột bánh mì, trộn đều cho bột kết dính

Cho vào tô men bột bánh mì, trộn đều cho bột kết dính

Bước 3: Nhào bột bánh

Cho khối bột ra bàn và nhồi theo kỹ thuật Folding and Strectching.

Đầu tiên, bạn gấp bột lại, sau đó dùng mu bàn ấn và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa chứ không phải ấn xuống. Kế tiếp xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại hai bước trên trong 15 phút.

Khi thấy bột mịn, bạn cho lên miếng bột 45gr bơ, sau đó tiếp tục nhồi đến khi bột tạo thành khối, không dính tay là đạt.

Cách nhận biết bột đạt yêu cầu:
  • Bột dẻo mịn, có độ đàn hồi tốt.
  • Bột không dính tay: Khi nhấn vào cảm thấy hơi dính, nhưng khi nhấc ngón tay ra thì bột không dính tay.
  • Có thể kéo dãn bột thành màn mỏng mà không bị rách.
  • Kiểm tra bột bằng Windowpane. Ngắt một phần bột, kéo dãn bột ra. Nếu bột tạo thành màng mỏng, không dễ bị rách ánh sáng có thể đi xuyên qua là đạt.

 

Cho khối bột ra bàn và nhồi theo kỹ thuật Folding and Strectching.

Cho khối bột ra bàn và nhồi theo kỹ thuật Folding and Strectching.

Bước 4: Ủ bột

Đậy kín bột và ủ trong vòng 60 phút ở nhiệt độ thường đến khi nở gấp đôi.

Cách nhận biết bột ủ đạt:
  • Bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm chứng tỏ là đã ủ đạt.

 

Đậy kín bột và ủ đến khi bột nở gấp đôi

Đậy kín bột và ủ đến khi bột nở gấp đôi

Bước 5: Vê bột tạo hình bánh

Nhào sơ khối bột trong 1 phút, chia bột ra làm 2 phần bằng nhau rồi vê tròn. Sau đó, đậy kín khối bột và để nghỉ 15 phút.

Sau 15 phút, cán mỏng dài từng phần bột, gấp 2 mép bên lại rồi cuộn tròn.

Cho 2 khối bột vào khuôn, dùng tay đè xuống để mặt khối bột tạo thành hình mặt phẳng, đậy kín và ủ lần 2 trong 1 tiếng.

Lưu ý:
  • Để hạn chế tình trạng bột bị co lại, bạn có thể dàn bột ra và để nghỉ tầm 5 phút để gluten trong bột được “thư giãn” khi tạo hình bột sẽ bớt co hơn.

 

Nhào sơ khối bột trong phút, chia bột ra làm 2 phần bằng nhau rồi vê tròn

Nhào sơ khối bột trong phút, chia bột ra làm 2 phần bằng nhau rồi vê tròn

Bước 6: Nướng bánh

Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút, sau đó cho bánh vào nướng từ 28 – 32 phút.

Khi nướng xong, bạn đập khuôn bánh xuống bàn 2 – 3 lần rồi lấy bánh ra để nguội.

Lưu ý:
  • Phủ kín bánh bằng một lớp giấy bạc để bánh không bị cháy mặt.

 

Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút, sau đó cho bánh vào nướng

Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút, sau đó cho bánh vào nướng

3. Thành phẩm

Bánh mì gối có vỏ bánh có màu nâu đẹp mắt, phần bên trong thì trắng mịn, dai mềm, bùi bùi thơm ngon như ngoài hàng.

Cho bánh vào hộp hoặc túi kín, bảo quản ở nhiệt độ thường và dùng dần trong 2 – 3 ngày.

Vỏ bánh có màu nâu đẹp mắt, phần bên trong thì trắng mịn, dai mềm, bùi bùi

Vỏ bánh có màu nâu đẹp mắt, phần bên trong thì trắng mịn, dai mềm, bùi bùi

MónNgon!Today hi vọng bạn sẽ thành công với công thức làm bánh trên nhé!