Cách Làm Giấm Chuối Trong Vắt Đơn Giản Tại Nhà

Giấm là nguyên liệu nấu ăn khá quen thuộc trong mỗi căn bếp. MónNgon!Today mách bạn mẹo để làm giấm chuối từ những nguyên liệu đơn giản và dễ làm tại nhà. Vào bếp ngay nhé!

1. Nguyên liệu làm Giấm chuối

  • Chuối chín 5 trái
  • Rượu gạo 100 ml
  • Nước sôi để nguội 5 lít
  • Dừa tươi 1 trái
  • Dừa tươi 1 trái
  • Đường cát trắng 100 g
  • Đường cát trắng 100 g
  • Hũ thủy tinh, nồi, chén…

 

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị làm giấm chuối

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị làm giấm chuối

2. Cách chế biến Giấm chuối

Bước 1: Tạo giấm cái

Bạn bóc sạch vỏ chuối, sau đó bạn có thể để nguyên hoặc cắt làm đôi để dễ dàng cho vào hũ.

Cho nước dừa tươi, chuối đã bóc vỏ và rượu vào hũ. Châm thêm nước sôi và chỉ châm đến 8/10 hũ.

Sau đó đậy nắp và để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Bạn nên để yên hũ và hạn chế xê dịch để giấm có thể lên men 1 cách tốt nhất.

Khoảng 45 – 60 ngày sau (số ngày có thể thay đổi tùy theo thời tiết), trên mặt hũ sẽ xuất hiện 1 lớp váng có màu trắng đục, đó được gọi là “con giấm”.

Càng để lâu con giấm sẽ càng dày lên và có hình dáng giống như 1 con sứa lớn. Để càng lâu thì độ chua của giấm sẽ càng tăng, bạn cần nếm thử xác định độ chua phù hợp của giấm.

Lúc này bạn cần chiết giấm ra 1 cách thật nhẹ nhàng để con giấm không bị vỡ ra.

Cho nước dừa tươi, chuối đã bóc vỏ và rượu vào hũ. Châm thêm nước sôi đổ vào hũ

Cho nước dừa tươi, chuối đã bóc vỏ và rượu vào hũ. Châm thêm nước sôi đổ vào hũ

Bước 2: Nuôi giấm

Khi đã chiết hết nước giấm ra, bạn vẫn phải để nguyên xác chuối ở trong hũ.

Sau đó pha nước đường với tỷ lệ 1 chén đường, 6 chén nước lọc. Bạn khuấy đều cho đường hoà tan, rồi đổ lại hũ giấm ban đầu và chỉ đổ nước đường ở mức 8/10 hũ.

Khi cho nước đường vào hũ giấm thì thời gian chua sẽ nhanh hơn lúc đầu và sẽ hình thành những con giấm khác. Bạn vẫn phải để hũ ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau 1 thời gian giấm chua thì bạn tiếp tục chiết ra rồi lại cho nước đường vào hũ theo tỷ lệ ban đầu.

Để hũ giấm ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Để hũ giấm ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Bước 3: Gây hũ giấm mới

Sau mỗi lần chiết giấm và châm nước đường, con giấm mới sẽ được hình thành và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.

Khi con giấm ban đầu đã quá dày thì bạn cần phải gây 1 hũ giấm mới. Bạn vớt nhẹ tay con giấm và cho qua 1 hũ thủy tinh khác, sau đó châm nước đường theo tỷ lệ 1:6 như ban đầu là được.

Sau mỗi lần chiết giấm và châm nước đường, con giấm mới sẽ được hình thành và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày

Sau mỗi lần chiết giấm và châm nước đường, con giấm mới sẽ được hình thành và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày

Bước 4: Lọc lấy thành phẩm

Giấm đã chiết ra là đã có thể sử dụng, muốn giấm ngon hơn bạn có thể cho giấm qua 1 tấm vải thưa hoặc 1 cái rây lọc và lọc lại 1 lần nữa.

Mách bạn:
  • Muốn sử dụng lâu thì bạn đem giấm đi nấu sôi sau đó để nguội, cho vào chai/lọ thủy tinh là dùng được. Vì khi không đun sôi, giấm để lâu sẽ tiếp tục hình thành con giấm và chua hơn.

 

Giấm đã chiết ra là đã có thể sử dụng

Giấm đã chiết ra là đã có thể sử dụng

3. Thành phẩm

Giấm làm tại nhà bằng chuối sẽ có màu trắng trong và hơi đục. Giấm có thể bảo quản và sử dụng nhiều lần và có thể làm gia vị chế biến nhiều ăn.

Giấm làm tại nhà bằng chuối sẽ có màu trắng trong và hơi đục

Giấm làm tại nhà bằng chuối sẽ có màu trắng trong và hơi đục

Thật đơn giản để thực hiện phải không nào. Vào bếp và thực hiện ngay nhé. Chúc bạn thành công.